Nông dân Bình Định chế biến bún gạo khô: Điện biên thành công, thu nhập ổn định.

Anh Lâm Hoàng Vũ bên sản phẩm bún gạo khô. Ảnh: Huyền Hồ

Khởi nghiệp từ nhiều năm trước, nhưng do điểu kiện kinh tế khó khăn, thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất nên năng suất làm ra đạt năng suất thấp; kỷ thuật còn hạn chế, chất lượng bún chưa đảm bảo nên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhưng được sự quan tâm của Hội Nông dân thị xã, Hội Nông dân xã Nhơn Phúc và Chính quyền địa phương, anh Lâm Hoàng Vũ đã tham gia nhiều lớp tập huấn và đào tạo nghề ngắn hạn giúp nắm vững kiến thức cũng như kỹ thuật làm bún gạo khô, bên cạnh đó Hội Nông dân các cấp đã tạo điều kiện về nguồn vốn qua các chương trình vay do Hội Nông dân quản lý với số tiền 50 triệu đồng cộng thêm nguồn vốn gia đình đã tích góp từ trước, anh Lâm Hoàng Vũ đã mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất bún, như máy xay xát, máy nghiền, máy đập bột… bước đầu gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm, mẫu mã làm ra còn thô sơ, trong khi đó sản phẩm sản xuất đòi hỏi mẫu mã, chất lượng không chỉ ngon mà còn phải đẹp. Đặc biệt sản phẩm khi xuất ra thị trường phải được cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm…
Do vậy, chất lượng bún và bánh phở của gia đình anh Vũ hiện nay đã ngày càng được nhiều người tiêu dùng và các quán ăn ưa chuộng. Nên trung bình mỗi ngày lò bún của anh cung cấp thấp nhất cũng hơn 300 – 400 kg bún khô, vào dịp Tết Nguyên Đán tiêu thụ từ 500 – 700 ký, với giá thành hiện nay là 19.500đ/kg, tạo việc làm cho 8 -10 lao động với thu nhập bình quân 5 – 6 triệu đồng/người/tháng ngày thường, vào dịp Tết là 7 – 8 triệu đồng/người/tháng. Tiêu thụ sản phẩm tại nơi sản xuất trong tỉnh Bình Định và Gia lai, Đắc Lắc… Doanh thu năm 2023 đạt 350 triệu đồng, lợi nhuận sau chi phí đạt 220 triệu đồng. Năm 2024 thu nhập 450 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí 300 triệu đồng.
Năng động, mạnh dạn học hỏi, luôn lấy chữ tín làm tiêu chí kinh doanh, anh Lâm Hoàng Vũ đã khởi nghiệp thành công từ hạt gạo địa phương, trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế của địa phương góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của xã và giải quyết việc làm, nâng cao lợi nhuận cho nông dân; đồng thời duy trì, phát triển bền vững các làng nghề truyền thống nói chung, nghề làm bún truyền thống nói riêng./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *