Giáo sư tâm lý học tội phạm chia sẻ 3 điều ảnh hưởng tới hành vi ở trẻ

Nữ giáo sư người Trung Quốc, Lý Mai Cẩn chia sẻ trong quá trình trưởng thành của con trẻ, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất không phải là gia đình cũng như IQ, mà chính là 3 điều sau đây:

1. Lời nói và hành động của cha mẹ

8 hành động của cha mẹ khiến trẻ bị tổn thương

Cha mẹ có thể nói là vị thầy đầu tiên của con, nên họ phải chịu trách nhiệm với mỗi lời nói và hành động của mình. Bởi vì, tất cả những thứ đó đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến giá trị quan và nhân sinh quan của trẻ.

Trong hệ thống giáo dục gia đình, giáo dục trẻ em về cơ bản cũng chính là sự tự điều chỉnh lại bản thân, nâng cao phẩm chất và sự tu dưỡng của chính cha mẹ. Nếu cha mẹ có thể làm một tấm gương tốt thì nhất định sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra đứa trẻ 7 tuổi sẽ “bắt chước hành động của cha mẹ mình”. Chúng sẽ học theo từ lời nói cho đến hành động và nhiều vấn đề của trẻ đều được bắt nguồn từ những tật xấu của cha mẹ. 

Trong tâm lý học, điều này được gọi là “hiệu ứng cải chua”. Nó đề cập đến việc những người ở các môi trường khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt về tính cách, tư duy,… do ảnh hưởng bởi những gì mắt thấy tai nghe trong một thời gian dài. 

2. Quyền lực lên ngôi

Bố mẹ đánh con bị phạt bao nhiêu tiền theo QĐ?

Trong cách giáo dục một bộ phận gia đình Châu Á, các hành vi mắng mỏ, chỉ trích thường xuất hiện rất nhiều.

Giống như việc khi thành tích học tập của con có sự tiến bộ nhưng quá trình này diễn ra không nhanh, thì cha mẹ chỉ quan tâm tới thứ hạng mà họ không quan tâm rằng con của mình đã nỗ lực như thế nào.

Những hành vi như thế đã đả kích vào lòng tự tin của trẻ, khiến trẻ sinh ra loại cảm giác mình mãi mãi cũng không bằng được “con nhà người ta”. 

Dùng quyền lực thực chất chỉ là một “hình phạt về tinh thần và thể xác” đối với trẻ em, và nó cũng sẽ khiến chúng mang theo chấn thương tâm lý suốt đời. Nghiên cứu tâm lý cho thấy bạo lực ngôn ngữ làm thay đổi cấu trúc của não, từ đó phát triển thành “chế độ sinh tồn”, hình thành tính cách hèn nhát và tự ti cho trẻ.

Giáo dục gia đình thật ra cũng có thể bắt đầu từ những thứ rất đơn giản nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là dành cho con mình những lời khen và sự khích lệ từ tận tấm lòng.

Trích dẫn trong cuốn sách nổi tiếng “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie, tác giả viết dùng lời cổ vũ để giúp trẻ em trưởng thành trong môi trường vui vẻ thoải mái, trẻ em sẽ trở nên càng ưu tú và tự tin hơn. 

3. Tôn trọng quyết định của trẻ và hạn chế kiểm soát

Cha mẹ học cách tôn trọng con

Các bậc cha mẹ thường dùng câu cửa miệng “ta ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm” để kiểm soát con cái, nhưng sự thật chính là muốn từng bước phá hủy vòng phòng thủ tâm lý của con cái họ, để khiến con  nghe theo lời mình. Tuy nhiên, hành động này cực kì có hại cho con trẻ.

Các nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát lâu ngày, tính cách sẽ trở nên hèn nhát và tự ti, thiếu chính kiến, sau khi trưởng thành sẽ có chỉ số hạnh phúc thấp. 

Những bậc cha mẹ thông minh là những người biết cách từ bỏ sự kiểm soát của mình lên con cái, duy trì ranh giới phù hợp. Họ sẽ lắng nghe tiếng lòng của con, tôn trọng lựa chọn và niềm yêu thích của con. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *