Người dân tìm mọi biện pháp chống sạt lở bờ sông Lam

Điểm sạt lở đã được địa phương huy động máy móc, nhân lực xử lý, khắc phục tạm thời. Quan trọng, chính quyền và người dân cần có biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố tiếp diễn.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong đợt mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước sông Lam dâng cao, gây sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt đoạn qua xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn.

W_z4765131830778_a2ee1d3b2ead9643cd9f51a42542de10.jpg
Điểm sạt lở đã được khắc phục cơ bản nhưng nguy cơ tái diễn luôn hiện hữu khi thời tiết quá cực đoan.

Theo báo cáo, khu vực bị sạt lở dài sạt lở 120 m, rộng 20m, sâu 12m, ước lượng đất sạt lở khoảng 15.000m3.

Trước nguy cơ an toàn cho khoảng 10 hộ dân sinh sống tại khu vực, do các vết nứt vẫn tiếp tục, nguy cơ sạt lở cao. UBND huyện Anh Sơn đã chỉ đạo, huy động người, phương tiện máy móc để, xử lý, khắc phục sự cố. Đến ngày 10/8, về cơ bản điểm sạt lở đã được xử lý lu nén.

W_z4765120679092_413584d0296d7c0a2252fbded57c744b.jpg
Người dân lo lắng khi ứng phó với sạt lở.

Tuy nhiên, theo dự báo trong những ngày tới, Nghệ An khả năng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4, sẽ có mưa vừa, mưa to đến rất to, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở tái diễn. Trước tình hình trên, huyện Anh Sơn, UBND xã Lạng Sơn đã lên các phương án chủ động di dời dân để bảo vệ tài sản, tính mạng của các gia đình khi có nguy cơ sạt lở tiếp diễn.

W_z4765120773404_737077a85dcf40eb5d46e900de39a58c.jpg
Vết nứt lại xuất hiện khi mưa lớn.

Trong ngày 8/10, tại Nghệ An có mưa to, điểm sạt lở trên tiếp tục xuất hiện các vết nứt. Lo lắng cho an toàn nên các hộ dân khu vực đã mua bạt để che chắn phần đất trước nhà nhằm hạn chế nước mưa ngấm sâu vào đất, gây sạt lở thêm.

W_z4765121716167_61477fc4cf021bb92d5ccd54fd590d3c.jpg
Người dân phủ bạt che mưa tại khu vực có sạt lở.

Một số hộ dân khác lại tận dụng tấm lợp pờ-rô-xi-măng hoặc tôn, vật dụng khác để che chắn phần đất đã sạt lở.

Người dân vùng sạt lở cho hay: “Các biện pháp khắc phục, chống sạt lở huyện và xã đã làm, vết nứt cũng được san gạt, lu nén, nhưng giờ mưa to, đất mềm, các vết nứt lại xuất hiện. Chúng tôi không biết làm sao trong khi mưa vẫn tiếp tục, nên đành tìm mọi biện pháp cho dù là tạm bợ”, một người dân nói.

W_z4765120829621_a7fb6fa7ba7c4a035a74c32555128d20.jpg
Một số người dân khác dùng tấm lợp và các vật dụng khác để chống sạt lở.

Theo ông Đặng Ngọc Thiện – Chủ tịch UBND xã Lạng Sơn: “Hiện trên địa bàn xã Lạng Sơn có 2 điểm sạt lở nặng đó là vùng vệ Cây Chanh thôn 1 và tỉnh lộ 534 đoạn qua nhà thờ xứ, nước sông đã khoét sâu vào sát đường. Nếu mưa to, lũ lớn, nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dân. Nên rất mong chính quyền các cấp quan tâm, có phương án xử lý dứt điểm”.

Trước tình hình mùa mưa bão còn diễn biến phức tạp, tỉnh Nghệ An nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát nhằm ứng phó, xử lý kịp thời mọi tình huống xấu xảy ra do thiên tai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *