Giải mã bí mật ‘nghe thấy giọng nói, mà không có người’

Bạn có bao giờ chợt nghe thấy một giọng nói vang lên, nhưng chung quanh bạn không có ai. Ma chăng?

Các nhà nghiên cứu từ École Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL) ở Thụy Sĩ và University Savoie Mont Blanc ở Pháp muốn điều tra xem ảo giác của thính giác và lời nói (Auditory-verbal Hallucinations hay AVH) được kích hoạt như thế nào trong tâm trí: Đó là khi bạn nghe thấy một giọng nói, nhưng không có ai gần đó với bạn.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những ảo giác này là do không thể phân biệt chính xác bản thân với môi trường xung quanh hoặc do niềm tin mạnh mẽ hay giả định trước đó lớn hơn bất cứ điều gì đang xảy ra trong một môi trường. Nhóm nghiên cứu muốn thử nghiệm cả hai giả thuyết trên.

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo, được sciencealert dẫn trích: “Chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới tạo ra AVH trong môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát bằng cách tích hợp các phương pháp, từ nhận biết giọng nói với kích thích cảm biến vận động, cho phép chúng tôi điều tra sự đóng góp của cả hai tài khoản AVH chính.”

Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh một kỹ thuật mà họ sử dụng trước đây, trong đó khi người tham gia nhấn một nút trước mặt, một cánh tay robot sẽ chạm vào lưng họ. Trong thử nghiệm mới này, có sự tham gia của 48 người, độ trễ của cú chạm có thể thay đổi và các tình nguyện viên dùng tai nghe để nghe một loại tổng hợp tiếng ồn như thác nước và đôi khi là các đoạn giọng nói của cả họ và của người khác.

Giống như thử nghiệm nhấn nút trước đó, những người tham gia cho biết họ cảm thấy có sự hiện diện phía sau họ do bị chạm vào lưng, nhưng một số người cũng cho biết họ nghe thấy những giọng nói qua tai nghe.

(ảnh: Psychological Medicine)

Hiện tượng nghe thấy giọng nói phổ biến hơn nếu các tình nguyện viên nghe thấy giọng nói của người khác trước giọng nói của họ và nếu có độ trễ giữa việc nhấn nút và chạm lưng. Cứ như thể những người tham gia bài kiểm tra đang bịa ra giọng nói để có cảm giác như có ai đó đứng đằng sau lưng mình.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những kết quả này đủ để cho thấy cả hai lý thuyết kích hoạt ảo giác đều đúng: Những người tham gia đã không tự giám sát chính xác môi trường xung quanh và bị ảnh hưởng bởi niềm tin mạnh mẽ về những gì đang diễn ra xung quanh họ.

Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý là tần suất của giọng nói không có thực đó xuất hiện nhiều hơn theo thời gian thử nghiệm, vì vậy những người tham gia có nhiều khả năng nghe thấy âm thanh ảo giác hơn vào cuối buổi thử nghiệm.

Cuối cùng, việc biết những ảo giác này có thể được kích hoạt ra sao là điều quan trọng trong việc hiểu chúng liên quan như thế nào đến các tình trạng như bệnh Parkinson. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy nếu bạn nghe thấy một giọng nói trong đầu, tuy không có gì đáng báo động ngay lập tức, nhưng nếu quá lo lắng, đừng ngần ngại đi gặp bác sĩ.
 
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Medicine.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *