Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Lưu trữ Việt Nam của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Điểm nhấn năm 2025

Theo đó, từ ngày 03/01/2025, dự kiến thực hiện hơn 20 hoạt động nổi bật dưới nhiều hình thức như triển lãm, xuất bản ấn phẩm, hội thảo khoa học, hội thi văn nghệ, giải bóng đá và nhiều hoạt động khác.

Mở đầu chuỗi hoạt động là triển lãm “Nghề Lưu trữ, Người Lưu trữ, Ngày Lưu trữ” giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật thu thập từ các cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, các cơ sở đào tạo chuyên ngành và các cán bộ làm công tác lưu trữ. Đây là những tài liệu về những mốc son lịch sử, những khoảnh khắc về ký ức về nghề và ngày lưu trữ. Các tư liệu hiện đang được triển lãm tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, 12 Đào Tấn, Hà Nội.

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Lưu trữ Việt Nam- Ảnh 1.

Có thể nói, lần đầu tiên, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Hội Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam và các cơ sở đào tạo chuyên ngành Lưu trữ cùng nhau thực hiện những hoạt động nhằm tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của ngành Lưu trữ qua 80 năm xây dựng và phát triển, hoàn thành xuất sắc các sứ mệnh, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Bên cạnh đó, thể hiện sự nỗ lực của ngành Lưu trữ trong việc đoàn kết, đổi mới phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế – xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời, hứa hẹn tạo bước đột phá, quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đáp ứng yêu cầu kiến thiết đất nước.

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chia sẻ với các phóng viên những nhiệm vụ trọng tâm của Cục trong năm 2025.

Ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chia sẻ với các phóng viên những nhiệm vụ trọng tâm của Cục trong năm 2025.

Trong thời gian tới, ngành Văn thư và Lưu trữ sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Đổi mới nhận thức, tư duy quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ; Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý và thực hiện hiệu lực, hiệu quả các quy định của Luật Lưu trữ năm 2024; Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Gắn công tác lưu trữ với công nghệ thông tin, đưa tài liệu lưu trữ thiết thực phục vụ quản lý xã hội và mọi nhu cầu của cuộc sống xã hội; Nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ lưu trữ của các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Lưu trữ Việt Nam- Ảnh 3.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn thư, lưu trữ với các nước trong trong Hội đồng Lưu trữ quốc tế (ICA); Chi nhánh khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Lưu trữ quốc tế (SARBICA) và Hiệp hội Lưu trữ quốc tế các nước có sử dụng tiếng Pháp (AIAF) và các nước mà Việt Nam có quan hệ song phương như Hàn Quốc, Indonexia, Singapore…

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác văn thư, lưu trữ để không chỉ có nghiệp vụ vững vàng về công tác văn thư, lưu trữ mà còn có khả năng làm chủ các phần mềm, công cụ hiện đại. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng hoạt động dịch vụ lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm chất lượng.

PV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *